Bản tin điện tử
-
Hỏi đáp
-
-
Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Tại Luật hôn nhân gia đình - gửi bởi Ngô Thụy Hồng Diễm cách đây 12 năm trước
Kính gửi TuVanLuatHongHa!
Khi tôi có thai được 3 tháng, vợ chồng tôi cãi nhau và sống ly thân cho đến nay đã được 23 tháng. Do điều kiện kinh tế và mâu thuẩn với Ba Mẹ tôi nên chỉ thỉnh thoảng mua đồ cho bé mà không đưa tiền cấp dưỡng và cũng không muốn lui tới nhà của Ba Mẹ tôi. Khi chồng tôi muốn thăm con thì tôi ẳm con ra cho ảnh gặp. Nhưng đứng ở kẻ giữa 2 bên là Ba Mẹ và chồng tôi thấy mệt mỏi lắm. Và cả tôi và anh đều thấy không mặn mà với nhau, chỉ vì con mà gặp mặt nhau. Tôi muốn ly hôn. Giờ con tôi đã được 16,5 tháng (dưới 3 tuổi) và hiện tại kinh tế của ảnh gặp khó khăn nên tôi nghĩ con sẽ do tôi nuôi dưỡng và tôi rất yêu con tôi, tôi cũng rất muốn được ở gần con, chăm sóc nuôi dạy con. Nhưng tôi muốn hỏi là sau này khi con tôi được 3 tuổi, chồng tôi kinh tế khá hơn (vì chồng tôi mở công ty - đi dạy học), còn tôi chỉ dạy học, thu nhập kém hơn, thì liệu sau này tôi có được quyền nuôi con tôi ko? -
Luật gia Nghĩa trả lời chị Hồng Diễm về việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
Theo quy định tại khoản 2 Điểu 92 Luật hôn nhân gia đình năm 2000: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác”.
Vì vậy trong trường hợp của chị, cháu bé mới được 16,5 tháng tuổi (dưới 3 tuổi) sẽ được giao cho cho chị trực tiếp nuôi dưỡng nếu hai vợ chồng chị không có thỏa thuận khác.
Cũng theo quy định tại Điều 93 Luật hôn nhân gia đình năm 2000: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên”.
Vì vậy khi con chị được đủ 3 tuổi nếu chị chăm sóc cháu không đảm bảo sự phát triển bình thường của cháu (như không quan tâm cháu, không cho cháu đi học khi cháu đến tuổi đi học, hay thường xuyên đánh đập cháu ...) thì trong trường hợp này chồng chị có thể yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng cháu. Còn nếu chị thương yêu chăm sóc cháu, đảm bảo cho cháu phát triển bình thường thì không có lý do gì Tòa án tước quyền nuôi dưỡng trực tiếp cháu của chị kể cả trong trường hợp chồng chị có thu nhập cao hơn chị rất nhiều.
Thân chào chị!
- Quý vị nếu có thắc mắc cần tư vấn về Luật hôn nhân gia đình đừng ngần ngại gửi câu hỏi, chúng tôi sẽ trả lời Quý vị trong thời gian ngắn nhất. Thông tin sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật trên trang Hỏi Đáp của Công ty và gửi qua Email Quý vị đăng ký trên hệ thống Website.
-
Các câu hỏi khác
-
Đang có 0 câu trả lời - Gửi cách đây 10 năm trước
Tại Luật hôn nhân gia đình - gửi bởi damluong
-
Đang có 0 câu trả lời - Gửi cách đây 10 năm trước
Tại Luật hôn nhân gia đình - gửi bởi Nguyễn Thành Luân
-
Cap giay xac nhan tinh trang hon nhan.
Đang có 0 câu trả lời - Gửi cách đây 11 năm trước
Tại Luật hôn nhân gia đình - gửi bởi Lam nguyen Hien
-
Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 12 năm trước
Tại Luật hôn nhân gia đình - gửi bởi nguyen minh hương
-
Đang có 0 câu trả lời - Gửi cách đây 12 năm trước
Tại Luật hôn nhân gia đình - gửi bởi ly thi thu thao
- Trang trước 1 2 3 Trang sau
-