Bản tin điện tử
* Bản tin được cập nhật liên tục
-
Hỏi đáp
-
-
Bầu thành viên hội đồng quản trị
Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Trang Hà cách đây 7 năm trước
Xin chào luật sư. Xin luật sư cho tôi hỏi về vấn đề bầu thành viên hội đồng quản trị trong công ty cổ phần. Xin cảm ơn ạ -
Bầu thành viên hội đồng quản trị trong công ty cổ phần
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty. Công ty tư vấn doanh nghiệp Hồng Hà xin trả lời bạn như sau:
Việc bầu thành viên HĐQT được quy định tại khoản 3 điều 144 Luật doanh nghiệp 2014 như sau :
“3. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.”
Theo như quy định trên, khi điều lệ công ty không có quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu. Có thể thấy, bầu dồn phiếu là cách thức bầu cử độc đáo trong công ty cổ phần. Theo phương thức này, khi bầu thành viên HĐQT và Ban kiểm soát (BKS), một cổ đông sẽ được quyền nhân số cổ phần của mình với số thành viên được bầu của HĐQT/BKS để ra số phiếu biểu quyết, rồi dồn toàn bộ số phiếu biểu quyết cho một hoặc một vài ứng viên.
Bầu dồn phiếu là cách thức bầu nhằm mục đích tăng cường sự ảnh hường của các cổ đông nắm giữ ít cổ phần trong HĐQT và BKS. Việc bầu dồn phiếu sẽ giúp quyền lực công ty không rơi hoàn toàn vào tay các cổ đông nắm giữ phần nhiều cổ phần, mà san sẻ cho các cổ đông nhỏ hơn, có nghĩa nếu một cổ đông nắm giữ số ít cổ phần, khi nhân với số thành viên được bầu của HĐQT, người đó vẫn có thể có số phiếu lớn và có sự ảnh hưởng nhất đối với kết quả bầu cử khi dồn hết số phiếu cho một người, điều đó giúp điều hòa được quyền hành và kiểm soát công ty giữa các nhóm cổ đông với nhau.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, mời bạn trực tiếp liên hệ với công ty để được tư vấn miễn phí, xin cảm ơn. - Quý vị nếu có thắc mắc cần tư vấn về Luật doanh nghiệp - Đầu tư đừng ngần ngại gửi câu hỏi, chúng tôi sẽ trả lời Quý vị trong thời gian ngắn nhất. Thông tin sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật trên trang Hỏi Đáp của Công ty và gửi qua Email Quý vị đăng ký trên hệ thống Website.
-
Các câu hỏi khác
-
Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 2 năm trước
Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Trang
-
Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 2 năm trước
Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Nguyễn Văn Khái
-
Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 2 năm trước
Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Trần Văn Hưng
-
Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 2 năm trước
Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Vũ Hà Trang
-
Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 2 năm trước
Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Hà Ngọc Hân
-
Trang trước1 2 329 30 31 Trang sau
-