Bản tin điện tử
-
Hỏi đáp
-
-
Chuyển nhượng cổ phần
Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Nguyễn Ngọc Anh cách đây 7 năm trước
Công ty chúng tôi có 3 cổ đông, thành lập 03/04/2015. 3 cổ đông là A,B,C.
Đến thời điểm này, cổ đông B muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho một người là E. Vậy xin hỏi luật sư, chúng tôi phải làm những gì để đúng với quy định của pháp luật hiện hành -
Chuyển nhượng cổ phần
"Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty. Công ty tư vấn doanh nghiệp Hồng Hà xin trả lời bạn như sau:
Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp 2014, nghị định 78/2015/NĐ-CP:
Theo quy định tại khoản 2 điều 4, điểm d khoản 1 điều 110 và khoản 3 điều 119 Luật doanh nghiệp 2014:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
Điều 110. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.”
Theo những căn cứ trên, pháp luật cho phép các cổ động tự do chuyển nhượng cổ phần của mình tuy nhiên đối với trường hợp chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông sáng lập pháp luật có quy định chặt chẽ hơn. Cụ thể, theo quy định tại khoản 3 điều 119, trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông.
Ở trường hợp này, B đang là cổ đông sáng lập của công ty X và B muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho E. Theo quy định tại khoản 3 điều 119, trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì việc chuyển nhượng cổ phần giữa cổ đông sáng lập và người không phải cổ đông sáng lập khác phải được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khi B muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho E thì công ty X đã thành lập được quá 3 năm, như vậy trường hợp này của B không thuộc trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần mà pháp luật quy định tại khoản 3 điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 nữa.
Tuy nghiên việc chuyển nhượng cổ phần giữa B và E vẫn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật cụ thể như sau:
Đối với những cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần, dù trong hay ngoài thời hạn 3 năm sau khi thành lập công ty và trường hợp cổ đông không phải cổ đông sáng lập nhưng chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập thì phải thêm thủ tục thông báo cho các cơ quan nhà nước như sau:
Đầu tiên, công ty phải soạn một bộ hồ sơ để chuyển nhượng cổ phần và thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần sau đó nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư. Một bộ hồ sơ như vậy cần những giấy tờ sau:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông (Trường hợp cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần);
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông (Trường hợp cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần);
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- Giấy CMND, Hộ chiếu, CCCD hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân (photo công chứng);
- Giấy chứng nhận ĐKKD đối với tổ chức nhận chuyển nhượng (trừ trường hợp tổ chức này là các Bộ, UBND tỉnh/thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định ủy quyền theo của Người đại diện theo ủy quyền của tổ chức nhận chuyển nhượng;
- Hợp đồng chuyển nhượng, biên bản thanh lý hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh việc chuyển nhượng hoàn tất;
- Quyết định góp vốn của tổ chức nhận chuyển nhượng;
- Giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu người nộp hồ sơ
- Chứng minh thư, Hộ chiếu, CCCD (photo công chứng) của người nộp hồ sơ.
Sau khi có đủ các giấy tờ cần thiết, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ ở Sở kế hoạch và đầu tư. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Sở kế hoạch và đầu tư cần cấp giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc thông báo rõ nội dung cần sửa đổi cho doanh nghiệp.
Sau đó, doanh nghiệp cần thực hiện công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp. Sau khi công ty có giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh, công ty phải làm thủ tục công bố thông tin tại Sở kế hoạch và đầu tư. Đây là thủ tục bắt buộc khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Phí công bố là 300.000 đồng.
Kết quả doanh nghiệp nhận được bao gồm :
- Giấy xác nhận thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp;
- Biên lai công bố và giấy biên nhận công bố thông tin;
- Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần"
- Quý vị nếu có thắc mắc cần tư vấn về Luật doanh nghiệp - Đầu tư đừng ngần ngại gửi câu hỏi, chúng tôi sẽ trả lời Quý vị trong thời gian ngắn nhất. Thông tin sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật trên trang Hỏi Đáp của Công ty và gửi qua Email Quý vị đăng ký trên hệ thống Website.
-
Các câu hỏi khác
-
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh
Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 5 năm trước
Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Quỳnh Hoa
-
Đang có 0 câu trả lời - Gửi cách đây 6 năm trước
Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Nguyễn thanh tung
-
Tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp
Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 6 năm trước
Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Minh Trung
-
Xử lý việc không được trả cổ tức
Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 6 năm trước
Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Anh Toàn
-
Thủ tục cần thiết để mở của hàng tạp hóa
Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 6 năm trước
Tại Luật doanh nghiệp - Đầu tư - gửi bởi Hoàng Quỳnh
-
Trang trước 1 2 3 ...5 6 729 30 31 Trang sau
-