Bản tin điện tử
-
Tin tức và Sự kiện
-
-
Thương hiệu
DĐDN vừa nhận được văn bản của Cty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ Niềm Tin Việt (VIETRUST JSC) về việc thương hiệu TONMAT của Cty bị “ăn theo”. Theo Luật sư, Tiến sĩ luật học Lê Xuân Thảo – Chủ tịch Cty Sở hữu trí tuệ Invenco, đây là hình thức hưởng lợi nhanh từ việc cạnh tranh không lành mạnh.
Thời gian gần đây, nhiều DN phải nhờ cơ quan ngôn luận, các cơ quan ban ngành có liên quan, pháp luật lên tiếng và vào cuộc trước hiện trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhái thương hiệu.
Ông Trần Văn Sơn – TGĐ Viettrust cho biết: “Năm 2004, Viettrus sản xuất tấm lợp cách âm cách nhiệt mang thương hiệu TONMAT với slogan: “Cũng là tôn nhưng không ồn lại mát”.
Chỉ một thời gian sau, một số DN khác cũng tham gia sản xuất ngành hàng này - đó là tất nhiên của thị trường. Nhưng điều đáng nói nhiều DN “đi sau” lại cố tình “ăn theo” thương hiệu. Gần đây nhất, Cty TNHH Thương mại và Sản xuất Long Giang đưa ra thị trường sản phẩm tôn cách âm, cách nhiệt mang thương hiệu TONMATVIET có logo tương tự như sản phẩm của Niềm Tin Việt. Ông Sơn cho biết: “Logo của Cty Long Giang được tạo ra bằng cách dùng nguyên chữ viết cách điệu của thương hiệu TONMAT, rồi thêm vào đó chữ VIỆT. Bên cạnh đó, tất cả các dấu hiệu nhận diện khác như màu sắc, dấu hiệu nhận diện cũng gần như thương hiệu TONMAT”.
Khi quan sát giữa hai mẫu sản phẩm mang thương hiệu TONMAT và TONMATVIET, các đại lý và khách hàng có thể dễ dàng phân biệt được hàng thật và hàng nhái. Tuy nhiên, nếu không để hai thương hiệu, hai sản phẩm cạnh nhau thì người tiêu dùng mua nhầm sản phẩm là điều khó tránh. Bởi vì không những TONMAT bị nhái thành TONMATVIET, mà hình thức trình bày của dấu hiệu này cũng là nhãn hiệu hình elip nền xanh cùng với tem chống hàng giả có hình thức tương tự như TONMAT (dù dấu hiệu TONMATVIET đã là dấu hiệu chưa đăng ký bảo hộ và chưa đăng ký tem chống hàng giả nhưng vẫn sử dụng dấu hiệu ® để gây nhầm lẫn cho khách hàng).Trên thực tế thương hiệu TONMAT đã được đăng ký bảo hộ trên toàn lãnh thổ VN từ năm 2004 và VIETRUST JSC đã xây dựng thành công hệ thống tiêu thụ với 4 nhà phân phối và gần 1.000 đại lý trên toàn quốc từ năm 2004 đến nay. Cty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Niềm Tin Việt đã làm đơn đề nghị Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ - cơ quan có thẩm quyền của nhà nước – thẩm định. Tại bản kết luận giám định số : NH 072-09 YC/KLGĐ ngày 27/11/2009 đã có kết luận: “Hành vi gắn dấu hiệu “TONMATVIET” lên sản phẩm tấm lợp (tôn lợp) như thể hiện trên tài liệu giám định, do Cty TNHH TM & SX Long Giang thực hiện mà không được phép của Cty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Niềm Tin Việt là hành vi xâm phạm quyền (theo Điều 124.5.a; Điều 129.1.c Luật Sở hữu trí tuệ) đối với nhãn hiệu TONMAT được xác lập và bảo hộ theo GCNDKNH số 5800 của Cty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Niềm Tin Việt”.
Không chỉ có vậy, bản kết luận cũng khẳng định: “Hành vi lưu thông sản phẩm tấm lợp (tôn lợp) có gắn dấu hiệu “TONMATVIET” lên như thể hiện trên tài liệu giám định, do Cty TNHH TM & SX Long Giang thực hiện mà không được phép của Cty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Niềm Tin Việt là hành vi xâm phạm quyền (theo Điều 124.5.b; Điều 129.1.c Luật Sở hữu trí tuệ) đối với nhãn hiệu TONMAT được xác lập và bảo hộ theo GCNDKNH số 5800 của Cty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Niềm Tin Việt”.
Theo Luật sư Thảo, điều 211 Luật SHTT quy định khi phát hiện vi phạm bên bị vi phạm phải thông báo cho bên vi phạm biết về hành vi vi phạm trong một thời gian hợp lý, nếu sau thời gian đấy mà bên vi phạm không chấm dứt hành vi vi phạm thì bên bị vi phạm mới đề nghị các đơn vị thực thi vào cuộc. Như vậy người sở hữu quyền là người thiệt đơn thiệt kép vì đã bỏ kinh phí để đăng ký bảo hộ, mất thời gian và tiền của để gây dựng thương hiệu; đến khi thấy có dấu hiệu bị xâm phạm lại mất thời gian, kinh phí để đi điều tra tìm ra những dấu hiệu xâm phạm. Sau khi đã có đầy đủ chứng cứ lại phải làm văn bản gửi cho bên vi phạm để thông báo tự nhiên đánh động cho bên vi phạm biết việc mình đã biết hành vi vi phạm, bên vi phạm có thời gian tẩu tán chứng cứ, sản xuất một lượng vừa phải theo đúng thời gian pháp luật cho phép rồi dừng lại.
Thiết nghĩ, để những hành vi “ăn theo thương hiệu” chấm dứt không phải DN nào cũng phát hiện được. Rất mong cơ quan hữu quan có những chế tài cụ thể để ngăn chặn tình trạng trên. -
Tin tức và Sự kiện cũ hơn
“Ăn theo” thương hiệu Tra tấn dã man con nợ trong nhà nghỉ 3 chị em bị thiêu sống vì kẻ cuồng yêu Tử hình kẻ hiếp, giết bé gái 11 tuổi Băng cờ bạc bịp chuyên đi lột đại gia Giọt nước mắt muộn màng Dọa giết phóng viên, Hiệp gà: 'Đời tôi chưa bao giờ gặp đen thế này'! Trắng đêm tiêu hủy 8 tấn thịt thối Ly hôn chưa phải đã hếtTin tức và Sự kiện mới hơn
Đại gia Sáu Phấn bị đề nghị 30 năm tù Nam sinh lớp 10 bị bạn cùng trường đâm tử vong Bản án Nguyễn Khắc Thủy bị huỷ 'không phải vì dư luận' Thẩm phán tuyên án treo cho Nguyễn Khắc Thủy bị đình chỉ nhiệm vụ Tòa phúc thẩm bác kháng cáo, phạt ông Đinh La Thăng 13 năm tù Đề nghị giám đốc thẩm vụ bị cáo 77 tuổi dâm ô với trẻ em Hai hiệp sĩ Sài Gòn tử vong, 3 người trọng thương khi bắt trộm Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5 79 người chết vì tai nạn giao thông trong bốn ngày nghỉ lễ Nhiều người bỏ học, bỏ nhà đi theo 'Hội thánh Đức Chúa Trời' Giám đốc dùng than tre sản xuất thuốc chữa ung thư bị bắt Bắt học trò uống nước giặt giẻ lau: Căm phẫn tột cùng! Các 'tú bà' hoa khôi đường dây bán dâm ngàn đô hầu tòa Ly hôn: Đâu phải muốn là được!!! Nam thanh niên thừa nhận đánh chết con riêng của vợ hờ Vì tình, gã đàn ông gây thảm cảnh dã man cho 2 chị em ‘Tuýt còi’ tòa xử án treo sai luật Chính sách mới có hiệu lực thi hành trong tháng 4-2018 Đăng ký tài sản sẽ góp phần chống tham nhũng Doanh nghiệp còn thờ ơ việc bảo vệ tài sản của mình
-