Bản tin điện tử
-
Tin tức và Sự kiện
-
-
Bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc
Nếu năm 2008, Phú Quốc sản xuất khoảng 15 triệu lít nước mắm, thì năm 2009, sản lượng chỉ đạt 7 triệu 900 nghìn lít, giảm gần một nửa so với cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng đáng báo động này là thị trường tiêu thụ nước mắm Phú Quốc bị thả nổi với nhiều loại hàng giả, hàng nhái; chất lượng nước mắm không được kiểm soát chặt chẽ. Công tác quy hoạch, định hướng phát triển bền vững nghề làm nước mắm truyền thống cũng chưa được quan tâm đúng mức. Nguồn nguyên liệu cá cơm đang cạn kiệt; giá điện, nước, giá nhân công ngày càng tăng... cũng là những yếu tố tác động không nhỏ. Ðơn cử, mỗi năm giá cá cơm tăng bình quân từ 15% đến 20%, trong khi giá nước mắm không đổi, khiến nhiều nhà sản xuất không có lãi.
Trước thực trạng trên, từ cuối năm 2008, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quy định về việc quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm. Hầu hết người sản xuất trên đảo Phú Quốc đồng tình với chủ trương này. Việc đóng chai nước mắm tại Phú Quốc cũng có thể khiến chi phí tăng lên thay vì vận chuyển bằng can nhựa như hiện nay, nhưng về lâu dài, các doanh nghiệp vẫn ủng hộ chủ trương xây dựng thương hiệu nước mắm Phú Quốc. Chính các doanh nghiệp cũng hiểu việc xây dựng thương hiệu là rất quan trọng, nên gần đây nhiều công ty, đơn vị đã chú trọng hơn đến các tiêu chuẩn nước mắm cũng như tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ.
Trên thực tế, từ tháng 6-2001, Hội Nước mắm Phú Quốc đã đăng ký độc quyền nhãn hiệu Nước mắm Phú Quốc cho 89 nhà sản xuất thành viên tại Cục Sở hữu trí tuệ. Theo quy định, lô hàng nào được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý phải đồng nhất về chất lượng, đóng gói tại Phú Quốc và phân phối trực tiếp đến khách hàng. Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc cũng quy định cụ thể, chi tiết về vùng khai thác, loại nguyên liệu, tỷ lệ cá tạp (ngoài cá cơm) không quá 15%, vật liệu sản xuất, dụng cụ, phương pháp chế biến, các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, ghi nhãn và kỹ thuật bảo quản... Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định về chỉ dẫn địa lý đối với nước mắm Phú Quốc vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Hiện UBND huyện Phú Quốc đã quy hoạch hai cụm làng nghề nước mắm tập trung quy mô 100 ha, huyện sẽ di dời các cơ sở sản xuất nước mắm vào làng nghề tập trung để dễ quản lý về chất lượng cũng như áp dụng chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm. Hội Nước mắm Phú Quốc cũng đã thành lập Ban giám sát chất lượng chịu trách nhiệm chứng nhận lô hàng cũng như chất lượng nước mắm.
Trong tình hình khó khăn như hiện nay, việc sớm triển khai áp dụng quy định chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm là giải pháp hữu hiệu và bền vững để bảo vệ thương hiệu cho loại đặc sản nổi tiếng này. Quy định đã có, tổ chức thực hiện đã hình thành, các nhà sản xuất cũng đồng tình ủng hộ. Hy vọng trong tương lai không xa, nước mắm Phú Quốc sẽ được trả lại tiếng thơm vốn đã được bao thế hệ người dân nơi đây chắt chiu xây dựng.
-
Tin tức và Sự kiện mới hơn
Đại gia Sáu Phấn bị đề nghị 30 năm tù Nam sinh lớp 10 bị bạn cùng trường đâm tử vong Bản án Nguyễn Khắc Thủy bị huỷ 'không phải vì dư luận' Thẩm phán tuyên án treo cho Nguyễn Khắc Thủy bị đình chỉ nhiệm vụ Tòa phúc thẩm bác kháng cáo, phạt ông Đinh La Thăng 13 năm tù Đề nghị giám đốc thẩm vụ bị cáo 77 tuổi dâm ô với trẻ em Hai hiệp sĩ Sài Gòn tử vong, 3 người trọng thương khi bắt trộm Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5 79 người chết vì tai nạn giao thông trong bốn ngày nghỉ lễ Nhiều người bỏ học, bỏ nhà đi theo 'Hội thánh Đức Chúa Trời' Giám đốc dùng than tre sản xuất thuốc chữa ung thư bị bắt Bắt học trò uống nước giặt giẻ lau: Căm phẫn tột cùng! Các 'tú bà' hoa khôi đường dây bán dâm ngàn đô hầu tòa Ly hôn: Đâu phải muốn là được!!! Nam thanh niên thừa nhận đánh chết con riêng của vợ hờ Vì tình, gã đàn ông gây thảm cảnh dã man cho 2 chị em ‘Tuýt còi’ tòa xử án treo sai luật Chính sách mới có hiệu lực thi hành trong tháng 4-2018 Đăng ký tài sản sẽ góp phần chống tham nhũng Doanh nghiệp còn thờ ơ việc bảo vệ tài sản của mình
-