Bản tin điện tử
-
Tin tức và Sự kiện
-
-
Tình hình an ninh, trật tự khiến doanh nghiệp lo lắng
Mặc dù kết quả điều tra cho thấy rằng 56% doanh nghiệp đánh giá tình hình an ninh, trật tự tại địa phương là tốt, song những mối lo ngại này đã ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp.Ảnh minh họa. Nguồn: InternetĐiều tra PCI năm 2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy tâm lý lạc quan của cộng đồng doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh của Việt Nam trong thời gian tới.Có tới 52% doanh nghiệp dân doanh cho biết sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới, mức cao nhất kể từ 2011 trở lại đây. Trong khi tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh có kế hoạch giảm quy mô hoặc đóng cửa rất thấp, chỉ ở mức 8%.Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng có cuhng nhận định tích cực về triển vọng phát triển trong thời gian tới khi có tới 60% doanh nghiệp FDI cho biết có kế hoạch tăng quy mô kinh doanh tại Việt Nam, mức cao nhất kể từ năm 2011.Điều tra năm 2017 cũng thể hiện, các doanh nghiệp FDI đánh giá môi trường kinh doanh tại Việt Nam tích cực hơn. Thời gian cần thiết để hoàn tất các thủ tục cấp phép đầu tư đã cải thiện đáng kể. Các doanh nghiệp dân doanh, các doanh nghiệp FDI cũng cho biết việc chi trả chi phí không chính thức, tình trạng nhũng nhiễu đã giảm đáng kể so với trước đây.Tuy nhiên, năm nay, lần đầu tiên tiêu chí đánh giá về an ninh trật tự xuất hiện trong kết quả điều tra PCI. Trước đó, nhiều chuyên gia đã khuyến nghị việc PCI cần tìm hiểu và đánh giá tác động của tình trạng tội phạm cũng như hành động của chính quyền địa phương đối với vấn đề này.Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế VCCI – Giám đốc dự án PCI, một hiệu ứng lo ngại của việc Việt Nam được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình đó là đô thị hóa và tăng trưởng nhanh, cùng với đó là sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng, có thể kéo theo sự gia tăng của tình trạng tội phạm, đặc biệt là các vụ trộm, cắp.
Dù kết quả điều tra cho thấy rằng 56% doanh nghiệp đánh giá tình hình an ninh, trật tự tại địa phương là tốt, song có đến 14,5% doanh nghiệp cho biết họ bị trộm cắp hoặc đột nhập trong năm vừa qua. Điều tra cho thấy trung bình giá trị tài sản bị mất là khoảng 15 triệu đồng, một số doanh nghiệp bị mất mát tài sản có giá trị lên đến trên 500 triệu đồng.
Vấn đề là đối với các doanh nghiệp nhỏ, con số mất trộm này là chiếm một phần đáng kể trong doanh thu hàng năm của họ. Các doanh nghiệp lớn hơn có nhiều khả năng bị thiệt hại nhiều hơn. Theo một số chuyên gia, việc bị mất trộm tài sản sẽ không chỉ gây lo ngại cho doanh nghiệp mà cũng khiến tình hình sản xuất kinh doanh trở nên khó khăn hơn.
Biểu đồ 1. Các chỉ tiêu về an ninh trật tự trong PCI 2017Nguồn: VCCITrên phạm vi cả nước, vấn đề tội phạm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long là nghiêm trọng nhất so với các vùng khác. Tỷ lệ doanh nghiệp bị trộm cắp cao nhất được ghi nhận ở Cà Mau (26,7%), Bạc Liêu (25,3%), Sóc Trăng (23,9%) và An Giang (23,6%). Kiên Giang (23,1%) và Tiền Giang (23%) cũng nằm trong tốp 10.Tuy nhiên, điều tra của dự án PCI cũng thấy, hầu hết các doanh nghiệp tin rằng công an tại các địa phương đã làm tốt nhiệm vụ. Có 86% cho biết đã báo cho cơ quan công an và gần 70% trong số đó đánh giá rằng cơ quan công an địa phương hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hiệu quả vụ việc. Hơn nữa, không có nhiều dấu hiệu cho thấy tội phạm đang lan tràn ngoài tầm kiểm soát, buộc các doanh nghiệp phải nhờ đến băng nhóm bảo kê.Thống kê cho thấy, dù chưa đến 3% doanh nghiệp cho biết phải trả tiền bảo kê cho các băng nhóm côn đồ, tổ chức xã hội đen để đảm bảo yên ổn làm ăn, song đây cũng là xu hướng đáng chú ý và các địa phương cần giải quyết triệt để trong thời gian tới nhằm bảo đảm an toàn môi trường đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp. -
Tin tức và Sự kiện cũ hơn
Xử phạt nặng hành vi cố tình khai man trốn thuế Nghị định 15 mở đường cho doanh nghiệp tự công bố sản phẩm Quản lý, xử lý hoạt động thanh toán điện tử bất hợp pháp Thu trên 291 tỷ đồng từ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại Tử hình kẻ sát hại bạn đồng tính sau khi quan hệ Căng thẳng màn đổ tội lẫn nhau giữa các sếp PVN Bộ trưởng Tư pháp: Đưa ra tòa nếu tài sản không chứng minh được nguồn gốc Đến ngân hàng rút tiền, thiếu nữ ngầm báo bị cướp đang khống chế Hợp đồng sát hại tình địch giá 500 triệu đồng Xe cứu hỏa đi ngược chiều va chạm xe khách trên đường cao tốc có sai luật? 4 câu hỏi để đánh giá ý tưởng kinh doanh Trạm thu giá BOT: Thêm điều kiện có tránh được vết xe đổ? [Infographic] Nhìn lại diễn biến bốn vụ tai nạn trên cao tốc Pháp Vân [Infographic] Đánh bạc online, Bộ luật Hình sự hiện hành xử sao? Ngỡ ngàng giá trị thật của doanh nghiệp Mới: Nhiều trường hợp bị can không được đọc hồ sơ vụ án Hôm nay, ông Đinh La Thăng tiếp tục hầu tòa Quyết toán thuế TNCN 2017 sẽ thuận lợi hơn nhờ công nghệ thông tin Điện thoại chống nghiện… điện thoại Thế giới tuyên chiến với tin giả: Quản lý bằng chế tài nghiêm khắcTin tức và Sự kiện mới hơn
Đại gia Sáu Phấn bị đề nghị 30 năm tù Nam sinh lớp 10 bị bạn cùng trường đâm tử vong Bản án Nguyễn Khắc Thủy bị huỷ 'không phải vì dư luận' Thẩm phán tuyên án treo cho Nguyễn Khắc Thủy bị đình chỉ nhiệm vụ Tòa phúc thẩm bác kháng cáo, phạt ông Đinh La Thăng 13 năm tù Đề nghị giám đốc thẩm vụ bị cáo 77 tuổi dâm ô với trẻ em Hai hiệp sĩ Sài Gòn tử vong, 3 người trọng thương khi bắt trộm Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5 79 người chết vì tai nạn giao thông trong bốn ngày nghỉ lễ Nhiều người bỏ học, bỏ nhà đi theo 'Hội thánh Đức Chúa Trời' Giám đốc dùng than tre sản xuất thuốc chữa ung thư bị bắt Bắt học trò uống nước giặt giẻ lau: Căm phẫn tột cùng! Các 'tú bà' hoa khôi đường dây bán dâm ngàn đô hầu tòa Ly hôn: Đâu phải muốn là được!!! Nam thanh niên thừa nhận đánh chết con riêng của vợ hờ Vì tình, gã đàn ông gây thảm cảnh dã man cho 2 chị em ‘Tuýt còi’ tòa xử án treo sai luật Chính sách mới có hiệu lực thi hành trong tháng 4-2018 Đăng ký tài sản sẽ góp phần chống tham nhũng Doanh nghiệp còn thờ ơ việc bảo vệ tài sản của mình
-