• Hỏi đáp

    QUẢNG CÁO

    • Tư Vấn Luật
    • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

      Tại Luật lao động - gửi bởi Phương Linh cách đây 2 năm trước

      Chào luật sư, sự việc của tôi như sau, tôi ứng tuyển vị trí lễ tân trong khách sạn A, ký hợp đồng thời hạn là một năm với vị trí lễ tân, nhưng sau khi ký hợp đồng tôi được phân việc làm là tạp vụ không đúng như trong hợp đồng. Trong trường hợp này tôi có đơn phương chấm dứt hợp đồng được không?
    • Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Sau đây xin được trả lời như sau:
      Hợp đồng lao động được quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
      “Điều 13. Hợp đồng lao động
      1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
      Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
      2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”
      Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi thuộc vào các trường hợp được quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
      “Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
      1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
      a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
      b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
      c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
      d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. (Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2021)
      2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
      a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
      b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
      c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
      d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
      đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
      e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
      g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
      - Như vậy, từ những căn cứ trên đối với trường hợp của bạn thì hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động do không được bố trí theo đúng công việc.
      Trân trọng!
    • Quý vị nếu có thắc mắc cần tư vấn về Luật lao động đừng ngần ngại gửi câu hỏi, chúng tôi sẽ trả lời Quý vị trong thời gian ngắn nhất. Thông tin sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật trên trang Hỏi Đáp của Công ty và gửi qua Email Quý vị đăng ký trên hệ thống Website.

      + Gửi câu hỏi

    • Các câu hỏi khác

    • Thuyên chuyển công tác trong cùng DN

      Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 11 năm trước

      Tại Luật lao động - gửi bởi Hoàng Thị Huyền

    • Lương ngày trong Điều 97

      Đang có 0 câu trả lời - Gửi cách đây 11 năm trước

      Tại Luật lao động - gửi bởi Maichinh

    • Tư vấn về bảo hiểm xã hội

      Đang có 0 câu trả lời - Gửi cách đây 11 năm trước

      Tại Luật lao động - gửi bởi Phạm Văn Phố

    • xin hoi

      Đang có 0 câu trả lời - Gửi cách đây 11 năm trước

      Tại Luật lao động - gửi bởi trần Thị Hiếu

    • Điều 97

      Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 11 năm trước

      Tại Luật lao động - gửi bởi Nguyễn Thị Thúy An

    • Trang trước 1 2 3
      ...
      9 10 11 Trang sau