• Hỏi đáp

    QUẢNG CÁO

    • Tư Vấn Luật
    • Quyền hợp pháp để mẹ kế nuôi con chồng

      Tại Luật hôn nhân gia đình - gửi bởi Nguyen Thu Hien cách đây 12 năm trước

      Chào Quý Luật Sư!
      Mong quí luật sư giải đáp thắc mắc trong trường hợp của tôi như sau:
      Tôi và chồng tôi có ở với nhau được 4 năm nhưng chưa có giấy đăng kí kết hôn, trong thời gian tôi và chồng tôi chung sống thì chồng tôi có quen 1 người con gái khác và đã có với nhau 1 đứa con trai hiện tại giờ là 3 tuổi. Nhưng từ khi bé được 5 tháng tuổi thì mẹ đẻ của bé ko nuôi bé và chồng tôi đã mang về cho tôi nuôi đến giờ đã được 3 tuồi,,và trong giấy khai sinh em bé có tên tôi và chông tôi đứng tên cha mẹ của bé và chồng tôi lấy họ của tôi lót cho cho họ tên của bé. Từ ngày mẹ để bé bỏ đi cũng có vài lần gọi cho chồng tôi hỏi thăm sức khỏe của bé. Bây giờ mẹ của bé có dấu hiệu muốn tìm và nhận lại bé vậy nếu ra tòa thi ai sẽ được quyền nuôi bé,Hiện tại tôi đang sống cùng chồng tôi( cha đẻ của đứa bé)và đứa bé.Giả sử trường hợp khi chồng tôi quay lại với mẹ đẻ của bé thì tôi có được quyền nuôi bé hợp pháp không. Chông tôi (cha đẻ của bé) và mẹ đẻ của bé cũng không có giấy đăng kí kết hôn.Nếu trong trường hợp này tôi ko được quyền nuôi bé thì có cách nào để tôi có được quyền nuôi bé không vì tôi rất thương bé.Khi tôi và chông tôi không chung sống nữa thì tài sản có được chia đôi không vì có 1 miếng đất do chồng tôi đứng tên ( theo kiểu của chồng công vợ không?).Kính Mong quí luật sư giúp đỡ tư vấn trả lời những thắc mắc của tôi.
      Tôi xin chân thành cảm ơn!Mong nhận được câu trả lời của quí luật sư trong thời gian sớm nhất
    • Luật gia Hải trả lời chị Nguyễn Thu Hiền về quyền nuôi con của mẹ kế với con chồng
      Chào chị Hiền,
      Trước tiên chúng tôi xin được gửi lời chia sẻ với hoàn cảnh không mong muốn hiện nay của chị. Vấn đề chị thắc mắc chúng tôi tư vấn như sau:
      Căn cứ quy định Điều 11 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 (Luật HNGĐ), điểm b khoản 3 Nghị quyết 35 và khoản 3 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP ngày 03/01/2001 thì anh chị không phải vợ chồng hợp pháp mà được coi là “chung sống với nhau như vợ chồng” vì anh chị thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Do đó, trong trường hợp anh chị cần nhờ đến tòa án phân xử, tòa án sẽ ra quyết định không công nhận anh chị là vợ chồng.
      Về vấn đề quyền được nuôi cháu bé, tòa án áp dụng quy định pháp luật giải quyết như trong trường hợp vợ chồng ly hôn. Chúng tôi nhận thấy cả ba bên là chị, chồng và người phụ nữ kia đều đồng ý cháu bé là con đẻ của người phụ nữ kia nên không cần thiết tiến hành các biện pháp giám định gen (điểm b khoản 5 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP) để xác định cha đẻ, mẹ đẻ của cháu bé.
      Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2000 về quyền nuôi con khi ly hôn thì không có sự phân biệt giữa con chung của cả hai vợ chồng, con riêng của vợ/chồng, con nuôi. Do đó, mặc dù cháu bé không phải con đẻ của chị nhưng chị đã thực sự nuôi dưỡng, chăm sóc bé từ khi 5 tháng tuổi đến nay thì đứa bé vẫn được coi là con chị bởi hai người có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau. Chị vẫn có thể tiếp tục nuôi cháu nếu chị có thể chứng minh được một cách cụ thể, rõ ràng về việc chồng chị và người phụ nữ kia không đủ khả năng kinh tế, thời gian, không đảm bảo về tư cách đạo đức phù hợp với việc nuôi dưỡng, giáo dục cháu bé. Thông thường, tòa án dựa vào các căn cứ: công việc mỗi người, thu nhập thực tế, công việc và thu nhập ổn định hay bấp bênh, thời gian làm việc hàng ngày, mức độ quan tâm tới cháu bé (đưa đón cháu đi nhà trẻ, đi chơi, trò chuyện cùng cháu…). Chị có thể nhờ hàng xóm, đồng nghiệp, lãnh đạo cơ quan ra tòa khai và xác nhận các thông tin trên. Việc mẹ đẻ cháu bé chưa làm tròn nghĩa vụ người mẹ, trong khi chị đã nuôi dưỡng, yêu thương cháu bé từ nhỏ cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá quyền được nuôi dưỡng bé của chị. Bên cạnh đó, theo thông tin chị cung cấp thì nay cháu bé được 3 tuổi, và theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật HNGĐ: “Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi”.
      Chúng tôi chưa xác định được anh chị đăng ký khai sinh cho cháu bé với tư cách cha mẹ đẻ hay cha mẹ nuôi bởi theo quy định về đăng ký hộ tịch, khi thực hiện thủ tục khai sinh anh/chị phải xuất trình đăng ký kết hôn của hai vợ chồng. Nếu anh chị khai là cha mẹ đẻ của cháu bé thì giấy khai sinh này không có giá trị và sẽ bị tòa án tuyên hủy. Nếu anh chị khai là cha mẹ nuôi của cháu bé thì kết hợp những yếu tố trên, rất có thể chị sẽ tiếp tục được quyền nuôi dưỡng cháu bé.
      Về việc chia tài sản là quyền sử dụng đất: Chúng tôi chưa rõ nguồn gốc hình thành tài sản như thế nào: miếng đất có được trước hay trong thời kỳ anh chị chung sống, chồng chị được thừa kế/tặng cho riêng hay do anh chị cùng tích lũy làm ăn, chị có giấy tờ hay tài liệu gì thể hiện việc chị góp tiền mua mảnh đất hay không… nên chưa thể tư vấn cụ thể cho chị được.

      Xin chị vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu chị có thắc mắc hay cần tư vấn thêm.
      Thân chào chị!
    • Quý vị nếu có thắc mắc cần tư vấn về Luật hôn nhân gia đình đừng ngần ngại gửi câu hỏi, chúng tôi sẽ trả lời Quý vị trong thời gian ngắn nhất. Thông tin sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật trên trang Hỏi Đáp của Công ty và gửi qua Email Quý vị đăng ký trên hệ thống Website.

      + Gửi câu hỏi

    • Các câu hỏi khác

    • Bạo hành gia đình

      Đang có 1 câu trả lời - Gửi cách đây 6 năm trước

      Tại Luật hôn nhân gia đình - gửi bởi Bùi Quyền Linh

    • Đòi quyền lợi khi ly hôn

      Đang có 0 câu trả lời - Gửi cách đây 6 năm trước

      Tại Luật hôn nhân gia đình - gửi bởi HPHP

    • Ngoại tình

      Đang có 0 câu trả lời - Gửi cách đây 6 năm trước

      Tại Luật hôn nhân gia đình - gửi bởi phạm ngọc giàu

    • giay khai sinh

      Đang có 0 câu trả lời - Gửi cách đây 9 năm trước

      Tại Luật hôn nhân gia đình - gửi bởi kim ngoc

    • hon nhan gia dinh

      Đang có 0 câu trả lời - Gửi cách đây 9 năm trước

      Tại Luật hôn nhân gia đình - gửi bởi kim ngọc

    • Trang trước
      1 2 3 Trang sau