Bản tin điện tử
-
Tin tức và Sự kiện
-
-
Đều gì khiến cố giáo sư Stephen Hawking nỗ lực làm nên điều kỳ diệu nhất cuộc đời?
"Khi phải đối mặt với khả năng chết sớm, tôi nhận ra cuộc sống này rất đáng sống, có rất nhiều điều tôi muốn làm... Bạn cần phải đủ chín chắn để nhận thức được rằng cuộc sống không công bằng. Hãy làm những gì tốt nhất trong điều kiện của mình", cố giáo sư Stephen Hawking từng chia sẻ.
Sáng ngày 14/3 theo giờ địa phương, báo chí quốc tế đưa tin giáo sư Stephen Hawking qua đời tại nhà riêng ở Cambridge, England, hưởng thọ 76 tuổi. Thông tin ngay lập tức gây chấn động.
Trong một bài phát biểu của con giáo sư Stephen Hawking, Lucy, Robert và Tim cho biết: "Chúng tôi vô cùng thương tiếc thông báo rằng cha chúng tôi đã qua đời. Ông ấy là một nhà khoa học kiệt xuất, người mà sự nghiệp của ông sẽ sống mãi trong lòng của mọi người mãi về sau".
"Sự dũng cảm và kiên định, cùng với trí tuệ và sự hài hước của cha đã truyền cảm hứng cho nhiều người trên khắp thế giới".
"Chúng tôi sẽ nhớ ông suốt đời".
Stephen Hawking tên đầy đủ là Stephen William Hawking (sinh ngày 8/1/1942 tại Oxford) là một nhà vật lý lý thuyết vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức người Anh.
Ông từng là Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge (Anh). Từ năm 1979 đến 2009, Stephen Hawking đảm nhiệm vị trí Giáo sư Toán học Lucas tại Đại học Cambridge.
Nhà bác học 76 tuổi là người đầu tiên khởi đầu một nền vũ trụ học dựa trên sự thống nhất giữa thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ cách diễn giải đa vũ trụ về cơ học lượng tử.
Và cuộc đời của con người vĩ đại này có không ít điều khiến cả thế giới nể phục!
Tuổi thơ mờ nhạt
Ông sinh ngày 8/1/1942, trùng với kỷ niệm 300 năm ngày mất của nhà Vật lý, Thiên Văn, Toán học Galieo Galile tại Oxford, Anh. Cha của ông, Frank Hawking, từng giữ chức trưởng bộ môn Ký sinh trùng tại Viện Nghiên cứu Y học quốc gia và hướng con trai đi theo con đường y học. Nhưng ngay từ nhỏ Stephen Hawking đã bộc lộ niềm đam mê mãnh liệt với khoa học và vũ trụ.
Tuy nhiên, thời kỳ đầu đến trưởng, kết quả học tập của Stephen Hawking không mấy nổi trội. Thậm chí ông không thể đọc, viết thành thạo.
"Chị gái tôi, Philippa biết đọc khi mới 4 tuổi, còn tôi thì mãi đến 8 tuổi mới có thể đọc chữ thành thạo. Vở viết của tôi rất lộn xộn, những bài tập của tôi luôn khiến các cô giáo thất vọng. Tôi chưa bao giờ xếp hạng ở nửa trên của lớp, thế nhưng bạn học thường gọi tôi bằng biệt danh "Einstein". Có lẽ họ đã nhìn thấy dấu hiệu của điều gì đó tốt hơn", Stephen kể lại.
Mặc dù từng được nhận bằng danh dự của đại học Oxford, nhưng giáo sư Hawking cũng thừa nhận, ông là một sinh viên lười khi còn ở đại học này. Khi đó, Hawking hầu như không dành quá 1 giờ cho việc học. "Tôi không tự hào về quãng thời gian đó. Tôi chỉ mô tả thái độ thực tế của mình vào thời điểm đó: Chán nản và cảm thấy không có thứ gì đáng để nỗ lực, cố gắng".
21 tuổi, bước ngoặt lớn nhất cuộc đời
Mọi chuyện thay đổi khi Stephen Hawking được chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng teo cơ (ALS). Đây là căn bệnh khiến các tế bào thần kinh tê liệt. Một khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm nhận cơ thể từ từ đông cứng cho tới khi liệt hẳn. Họ dần mất khả năng vận động, không thể nhai thuốc, thức ăn và gặp khó khăn khi hít thở. Các bác sĩ dự đoán, Stephen Hawking có thể không sống quá 2 năm.
"Khi đang học năm thứ 3 tại đại học Oxford, tôi nhận thấy mình ngày một vụng về. Vài lần, tôi bị ngã mà không rõ lý do. Mãi tới khi vào học tại Cambrigde, cha mới chú ý và đưa tôi gặp bác sĩ. Ông ấy gửi tôi đến một chuyên gia và ngay sau sinh nhật 21 tuổi, tôi bắt đầu làm các xét nghiệm tại bệnh viện. Kết quả chẩn đoán mắc bệnh thần kinh vận động làm tôi vô cùng sửng sốt", Hawking từng viết.
Liệt toàn thân, chỉ cử động được một ngón tay, nhưng Stephen không để cho bộ não của mình bị liệt.
Hawking đã gần như suy sụp, tuy nhiên mối quan hệ với Jane Wilde, bạn của em gái ông, đã tiếp thêm nghị lực sống cho nhà khoa học thiên tài. "Khi phải đối mặt với khả năng chết sớm, tôi nhận ra cuộc sống này rất đáng sống, có rất nhiều điều tôi muốn làm", Stephen Hawking nhớ lại.
Hawking đã quyết định quên đi sự suy sụp vì bệnh tật của mình. "Bạn cần phải đủ chín chắn để nhận thức được rằng cuộc sống không công bằng. Hãy làm những gì tốt nhất trong điều kiện của mình. Bởi vậy, tôi đã bắt đầu đi làm lần đầu tiên trong đời. Ngạc nhiên thay, tôi nhận ra rằng mình thích được làm việc".
Jim Al-Khalili, Giáo sư Vật lý tại đại học Surrey từng nói về Stephen Hawking với sự ngưỡng mộ: "Tôi chắc chắn rằng Stephen Hawking được sinh ra để đạt được những điều tuyệt vời trong vũ trụ, bất kể ông có mắc căn bệnh quái ác đó hay không".
Trong khi chẩn đoán về bệnh tật hiểm nghèo có thể làm lung lay ý chí của nhiều người, nó lại giúp Stephen Hawking tìm thấy động lực sống. Ông quay trở lại với các nghiên cứu, căn bệnh cũng tiến triển chậm hơn so với bác sĩ dự đoán. Lời chẩn đoán ban đầu về thời gian sống của Hawking bị phá bỏ.
Sự nỗ lực vượt qua bệnh tật của nhà khoa học là một kỳ tích. Về phần mình, Hawking cho rằng công việc nghiên cứu đã tặng cho ông nhiều thời gian sống hơn, điều mà người khác không làm được. "Tôi có một công việc và được chăm sóc đặc biệt. Điều đó đóng vai trò vô cùng quan trọng. Làm việc trong ngành Vật lý lý thuyết là một may mắn của tôi, bởi đây là một trong số ít lĩnh vực mà sự tàn tật không phải một khuyết điểm quá quan trọng", Stephen Hawking chia sẻ với tờ New York Times năm 2011.
Cuộc chiến bền bỉ chống lại căn bệnh hiểm nghèo của Hawking, dù được giải thích bằng lý do nào đi chăng nữa, cũng khiến ông trở thành một minh chứng kỳ diệu cho sức sống mãnh liệt của con người nói chung.
Thu Hoài
Theo Trí thức trẻ/Daily Mail
-
Tin tức và Sự kiện cũ hơn
Bốn nguyên tắc đầu tư cổ phiếu cơ bản ai cũng có thể áp dụng của huyền thoại Peter Lynch 4 bài học đắt giá từ sự thất bại Chuyện con ngỗng vàng và nguyên tắc quản trị P/PC Câu chuyện về chiếc ô của vị phú thương và bài học "Đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào chính mình" 14 nguyên tắc quản lý của Henry Fayol - Đừng làm nhiều hơn mà nên làm thông minh hơn Làm thế nào để thành công? Sếp Viettel: Thành công nhờ... làm khác, nói ngược Xem xét khả năng nới lỏng kiểm soát tín dụng Giải ngân FDI ước hơn 11 tỷ USD trong năm 2011 Dư nợ tín dụng cả năm ước chỉ tăng 12% 10 quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới Tăng vốn pháp định doanh nghiệp kiểm toán Thương hiệu “iPad” của Apple bị kiện Tranh chấp vì chữ “A” hay “V” Thương hiệu Khi nào mua được nhà, ô tô sẽ bỏ nghề bán dâm! “Ăn theo” thương hiệu Tội ác từ cơn ghen cuồng của người chồng Tra tấn dã man con nợ trong nhà nghỉ 3 chị em bị thiêu sống vì kẻ cuồng yêuTin tức và Sự kiện mới hơn
Đại gia Sáu Phấn bị đề nghị 30 năm tù Nam sinh lớp 10 bị bạn cùng trường đâm tử vong Bản án Nguyễn Khắc Thủy bị huỷ 'không phải vì dư luận' Thẩm phán tuyên án treo cho Nguyễn Khắc Thủy bị đình chỉ nhiệm vụ Tòa phúc thẩm bác kháng cáo, phạt ông Đinh La Thăng 13 năm tù Đề nghị giám đốc thẩm vụ bị cáo 77 tuổi dâm ô với trẻ em Hai hiệp sĩ Sài Gòn tử vong, 3 người trọng thương khi bắt trộm Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5 79 người chết vì tai nạn giao thông trong bốn ngày nghỉ lễ Nhiều người bỏ học, bỏ nhà đi theo 'Hội thánh Đức Chúa Trời' Giám đốc dùng than tre sản xuất thuốc chữa ung thư bị bắt Bắt học trò uống nước giặt giẻ lau: Căm phẫn tột cùng! Các 'tú bà' hoa khôi đường dây bán dâm ngàn đô hầu tòa Ly hôn: Đâu phải muốn là được!!! Nam thanh niên thừa nhận đánh chết con riêng của vợ hờ Vì tình, gã đàn ông gây thảm cảnh dã man cho 2 chị em ‘Tuýt còi’ tòa xử án treo sai luật Chính sách mới có hiệu lực thi hành trong tháng 4-2018 Đăng ký tài sản sẽ góp phần chống tham nhũng Doanh nghiệp còn thờ ơ việc bảo vệ tài sản của mình
-