• Doanh nghiệp

    QUẢNG CÁO

    • Tư Vấn Luật Tư Vấn Luật Tư Vấn Luật
    • NGÀNH NGHỀ KINH DOANH - NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT (Kì 1)


      I- Ngành nghề kinh doanh là gì?


      Trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh được doanh nghiệp ghi trong điều lệ công ty và giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, như vậy việc hiểu rõ thế nào là ngành nghề kinh doanh, đối với các doanh nghiệp là rất quan trọng.

       Muốn hiểu thế nào là ngành nghề kinh doanh, chúng ta cần hiểu được thế nào là “ngành”, thế nào là “nghề”.

       Ngành ở đây được hiểu là ngành kinh tế là bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Hoạt động kinh tế được xếp vào 4  khu vực, ví dụ như ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…

       Nghề ở đây được hiểu là nghề nghiệp, là những công việc trong từng hệ thống, lĩnh vực hoạt động cụ thể và có tính chuyên biệt. Ví dụ như nghề bác sĩ, nghề giáo viên, nghề luật sư…

       Vậy, nghành nghề kinh doanh được hiểu thông qua khái niệm của “ngành” và “nghề” như trên.

      II. Ngành nghề hợp pháp và ngành nghề bị cấm.

       Dựa trên tiêu chí khả năng được phép kinh doanh của doanh nghiệp, chúng tôi chia ngành nghề kinh doanh thành các loại sau:

      1. Ngành nghề kinh doanh bị cấm.

       Theo như nguyên tắc “doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm” (khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014) thì đối với những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật cấm, doanh nghiệp không được phép tự do kinh doanh.

       Vậy những ngành nghề nào là ngành nghề kinh doanh bị cấm? 

       Điều 6 Luật đầu tư quy định :

      “1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

      a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;

      b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;

      c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;

      d) Kinh doanh mại dâm;

      đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

      e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.”

       Như vậy, doanh nghiệp không thể thực hiện đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề kinh doanh theo quy định trên.

       Ví dụ: doanh nghiệp không thể thực hiện hoạt động kinh doanh mại dâm, hay hoạt động kinh doanh mua, bán người…


      Kết quả hình ảnh cho ngành nghề kinh doanh

      2. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

       Khi thực hiện hoạt động tự do kinh doanh trong các ngành nghề kinh doanh pháp luật không cấm, doanh nghiệp vẫn cần chú ý tới những “ngành nghề kinh doanh có điều kiện”.

       Vậy “ngành nghề kinh doanh có điều kiện” là gì?

       Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2014 quy định : “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

       Như vậy, khi doanh nghiệp muốn kinh doanh trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngành nghề kinh doanh đó, vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý! Để biết chi tiết về những ngành nghề nào là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần tham khảo danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014.

       Ngoài ra, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.

      Về việc thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh, khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định :

       “1. Cá nhân, tổ chức kinh tế được quyền kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh.

      2. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo một hoặc một số hình thức sau đây:

      a) Giấy phép;

      b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện;

      c) Chứng chỉ hành nghề;

      d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

      đ) Văn bản xác nhận;

      e) Các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật không được quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này;

      g) Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này.”

       Doanh nghiệp cần chú ý tới quy định trên và những quy định của pháp luật có liên quan tới ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp chọn.

       Ví dụ về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, theo quy định tại luật dịch năm 2017, thì doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài , doanh nghiệp phải đáp ứng mức ký quỹ là 500.000.000 đồng, và phải gửi hồ sơ lên sở văn hóa và du lịch để được cấp giấy phép kinh doanh nữ hành quốc tế.


      (Còn tiếp...)

      Chí Hiếu - http://standardlaw.vn