Bản tin điện tử
-
Doanh nghiệp
-
-
NGÀNH NGHỀ KINH DOANH - NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT (Kì 2)
3. Ngành nghề doanh nghiệp tự do kinh doanh.
Theo nguyên tắc của pháp luật, các chủ thể được làm những gì mà pháp luật không cấm.
Đối với lĩnh vực kinh doanh, theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, cụ thể, tại Điều 33 quy định : “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”
Từ nội dung của quy định trên, khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp có quyền : “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.”
Như vậy, có thể hiểu, ngành nghề kinh doanh hơp pháp là ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Nếu doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành nghề pháp luật không cấm và không có điều kiện, thì doanh nghiệp được tự do kinh doanh.
III. Ghi ngành nghề kinh doanh.
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, chúng tôi rút ra những nội dung sau:
1. Ghi ngành nghề kinh doanh Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại Quyết định số 337/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, các bạn có thể tham khảo.
Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
3. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
- Ngành, nghề kinh doanh được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó
- Ngành, nghề kinh doanh chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
4. Đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước trong trường hợp này thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp.
Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề rất phức tạp, doanh nghiệp cần có những hiểu biết nhất định về ngành nghề kinh doanh và những vấn đề pháp lý liên quan.
Hết.
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp ích được cho các bạn, mọi thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN STANDARD
VPGD: Phòng B1005 tòa nhà M3 M4, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
Tel: 0248 587 8621
Email: contact@standardlaw.vn
Xin chân thành cảm ơn!
Chí Hiếu - http://standardlaw.vn/
-
Doanh nghiệp mới hơn
Một số lưu ý về vốn điều lệ doanh nghiệp GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Cổ đông sáng lập là gì? Điều kiện để trở thành cổ đông sáng lập là gì? Chào bán cổ phần riêng lẻ đối với Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng Hộ kinh doanh là gì? Một số quy định về Hộ kinh doanh Trình tự, các bước tiến hành họp Hội đồng thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Quy trình pháp lý thay đổi địa chỉ trụ sở chính khác tỉnh đối với công ty cổ phần. Phân biệt Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH một thành viên HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN Bầu thành viên Hội đồng quản trị - Sao cho đúng!? Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần! ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP! (Kì 2) ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP! (Kì 1) NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VỐN ĐIỀU LỆ (Kì 2) NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VỐN ĐIỀU LỆ (Kì 1) NGÀNH NGHỀ KINH DOANH - NHỮNG ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT (Kì 1) NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP!
-