• Doanh nghiệp

    QUẢNG CÁO

    • Tư Vấn Luật Tư Vấn Luật Tư Vấn Luật
    • Bầu thành viên Hội đồng quản trị - Sao cho đúng!?

      Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các vấn đề xoay quanh việc bầu thành viên của Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

      1. Khái quát về Hội đồng quản trị

      Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty được chọn ra từ các cổ đông của công ty. Hội đồng quản trị của công ty cổ phần phải có ít nhất 3 thành viên và không được quá 11 thành viên, đối với mỗi công ty số lượng này lại khác nhau tùy thuộc Điều lệ công ty quy định. Hội đồng quản trị có quyền nhân danh công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định trong Điều lệ công ty. Nếu Hội đồng quản trị bầu chủ tịch thì họ sẽ phải bầu một người trong số các thành viên Hội đồng quản trị làm chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ khi điều lệ công ty có quy định khác. Hội đồng quản trị sẽ phải chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty.

      2. Bầu thành viên Hội đồng quản trị

      Vì Hội đồng quản trị là cơ quan có thẩm quyền rất lớn trong việc quản lý công ty cổ phần, do đó việc bầu ra các thành viên của Hội đồng quản trị cũng rất quan trọng, những thành viên của Hội đồng quản trị phải được bầu ra theo một phương thức khác so với biểu quyết các vấn đề thông thường của công ty.

      Để trở thành thành viên của HĐQT, cần có những điều kiện quy định tại Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

      “1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

      a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;

      b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.

      c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác.

      d) Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

      2. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 134 của Luật này có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

      a) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó.

      b) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;

      c) Không phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;

      d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;

      đ) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó.

      3. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị về việc không còn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này và đương nhiên không còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ điều kiện. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị không còn đáp ứng đủ điều kiện tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên độc lập Hội đồng quản trị đó trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị có liên quan.”

      Kết quả hình ảnh cho vote

      Việc bầu thành viên HĐQT được quy định tại khoản 3 điều 144 Luật doanh nghiệp 2014 như sau :

      “3. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.”

      Theo như quy định trên, khi điều lệ công ty không có quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu. Có thể thấy, bầu dồn phiếu là cách thức bầu cử độc đáo trong công ty cổ phần. Theo phương thức này, khi bầu thành viên HĐQT và Ban kiểm soát (BKS), một cổ đông sẽ được quyền nhân số cổ phần của mình với số thành viên được bầu của HĐQT/BKS để ra số phiếu biểu quyết, rồi dồn toàn bộ số phiếu biểu quyết cho một hoặc một vài ứng viên.

      Ví dụ về việc bầu dồn phiếu. Công ty cổ phần NCH muốn bầu HĐQT có 5 thành viên và có 7 ứng viên lần lượt là các ông A, B, C, D, E, F, G để bầu làm thành viên hội đồng quản trị. Ông X là một cổ đông của công ty nắm giữ 10% cổ phần công ty tương ứng với 1000 cổ phần. Số thành viên được bầu vào HĐQT là 5 người nên suy ra ông X có 1000 x 5 = 5000 phiếu. Ông X có thể dồn toàn bộ 5000 phiếu bầu của mình cho một ứng viên hoặc có thể phân bổ số phiếu cho các ứng viên với tỉ lệ bất kỳ, ví dụ như sau:

      Họ và tên

      Số phiếu bầu

      A

      1000

      B

      500

      C

      1500

      D

      0

      E

      0

      F

      1500

      G

      500

      Vậy, vì sao phải quy định bầu dồn phiếu cho việc bầu thành viên HĐQT và BKS, cách bầu này sẽ có tác dụng gì?

      3. Ý nghĩa của việc bầu dồn phiếu.

      Bầu dồn phiếu là cách thức bầu nhằm mục đích tăng cường sự ảnh hường của các cổ đông nắm giữ ít cổ phần trong HĐQT và BKS. Việc bầu dồn phiếu sẽ giúp quyền lực công ty không rơi hoàn toàn vào tay các cổ đông nắm giữ phần nhiều cổ phần, mà san sẻ cho các cổ đông nhỏ hơn, có nghĩa nếu một cổ đông nắm giữ số ít cổ phần, khi nhân với số thành viên được bầu của HĐQT, người đó vẫn có thể có số phiếu lớn và có sự ảnh hưởng nhất đối với kết quả bầu cử khi dồn hết số phiếu cho một người, điều đó giúp điều hòa được quyền hành và kiểm soát công ty giữa các nhóm cổ đông với nhau.

      Ví dụ: Một công ty cổ phần có 3 cổ đông lần lượt nắm giữ số phần trăm (%) cổ phần của công ty như sau :

      - Cổ đông A nắm giữ 10% cổ phần công ty tương ứng với 1000 cổ phần.

      - Cổ đông B nắm giữ 20% cổ phần công ty tương ứng với 2000 cổ phần.

      - Cổ đông C nắm giữ 70% cổ phần công ty tương ứng với 7000 cổ phần.

       Nhiệm kỳ này công ty bầu ra 5 thành viên HĐQT trong tổng số 7 ứng viên. Nếu 5 thành viên này được bầu theo cách thông thường, tức là mỗi người có số phiếu biểu quyết tương đương với số cổ phần mà họ nắm giữ, thì chắc chắn cả 5 thành viên này đều do cố đông C quyết định. Bởi lẽ việc thông qua các nghị quyết ở Đại hội đồng cổ đông chỉ cần 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành. Như vậy cổ đông C có thể chi phối toàn bộ các hoạt động của công ty, là không đảm bảo quyền lợi của các cổ đông còn lại. Còn nếu bầu theo phương thức bầu dồn phiếu, thì mỗi cổ đông sẽ có số phiếu tương ứng như sau:

      - Cổ đông A có 1000 x 5 = 5000 phiếu.

      - Cổ đông B có 2000 x 5 = 10000 phiếu.

      - Cổ đông C có 7000 x 5 = 35000 phiếu.

      Tổng số phiếu bầu là 50000 phiếu, như vậy mỗi cổ đông nếu được 10000 phiếu sẽ chắc chắn thành thành viên HĐQT.

      Nếu cổ đông B dồn toàn bộ 10000 phiếu cho ứng viên X thì ứng viên X chắc chắn sẽ thành thành viên của HĐQT mà không cần quan tâm cổ đông A và C bầu cho ai. Như vậy dù có số cổ phần không lớn nhưng cổ đông B vẫn có thể bầu cho một người vào thành viên HĐQT. Cổ đông A không có đủ số phiếu để c